Để được thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con tại Sở Giao thông vận tải sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đẩu tư.
Mục lục bài viết
- Doanh nghiệp cho thuê xe có phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?
- 2. Mã ngành, nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê xe
- 3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
- 3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
- 4. Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải
- 5. Vận chuyển hàng hoá không có giấy vận tải có bị phạt không?
Doanh nghiệp cho thuê xe có phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Như vậy hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:
– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;
– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;
– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh có đăng ký các ngành nghề như: vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (4931), vận rải hành khách đường bộ khách (4932)…thì phải xin giấy phép kinh doanh vận tải.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chỉ đăng ký ngành, nghề cho thuê xe có động cơ (7710)
Việc kinh doanh ngành nghề này không được coi là hoạt động kinh doanh vận tải, cụ thể cơ sở kinh doanh không cho thuê xe không thuộc một trong các công đoạn của hoạt động kinh doanh vận tải bảo gồm: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải.
Theo Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề cho thuê xe tự lái không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và không cần xin giấy phép kinh doanh vận tải.
Như vậy, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe không phải xin giấy phép kinh doanh vận tải nếu chỉ đăng ký ngành, nghề cho thuê xe (7710) theo Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.
2. Mã ngành, nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê xe
Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe là một nhóm ngành, nghề chung. Tuy nhiên khi đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh phải lựa chọn những ngành nghề cụ thể, chi tiết và có liên quan đến đặc điểm, tính chất của nhóm ngành nghề này .
Việc lựa chọn và kê khai ngành, nghề kinh doanh được dựa trên Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
Nội dung ngành, nghề |
Mã ngành, nghề |
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) |
4931 |
Vận tải hành khách đường bộ khác |
4932 |
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ |
4933 |
Bốc xếp hàng hóa |
5224 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Chi tiết: – Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển – Logistic |
5229 |
Cho thuê xe có động cơ |
7710 |
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
Để xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, cá nhân, tổ chức phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến kinh doanh vận tải, cụ thể:
– 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
– 4922: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh
– 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
(theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
Các đơn vị kinh doanh vận tải cần đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải bằng ô tô, cụ thể theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Sau khi đã đáp ứng các điều kiện, cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền, thành phần hồ sơ bao gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định);
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
+ Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi).
Nơi nộp hồ sơ
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Thời gian giải quyết
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Lệ phí giải quyết
– Do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)
4. Mức phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải
Theo quy định tại Điểm a, khoản 7, Điều 28 Nghị định 100/2019 NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, quy định cụ thể:
Cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải , dịch vụ hỗ trợ vận tải, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, trường hợp không có Giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt với mức phạt như trên theo quy định.
5. Vận chuyển hàng hoá không có giấy vận tải có bị phạt không?
Giấy vận tải là gì?
Giấy vận tải là văn bản thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ôtô. Theo đó, Khoản 2 Điều 52 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định:
– Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: Tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải.
Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
– Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
– Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào giấy vận tải theo mẫu.
Mức xử phạt lỗi vận chuyển hàng hoá không có giấy vận tải
Theo Khoản 6 Điều 53 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp lái xe không mang theo Giấy vận tải sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, mức xử phạt về lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP:
Như vậy, trường hợp vận chuyển hàng hoá mà lái xe không có giấy vận tải theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mẫu giấy vận tải
PHỤ LỤC 28
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
GIẤY VẬN TẢI
Số: ……. Có giá trị đến…..
Biển kiểm soát xe: ………………………………………………………………………………………….
1. Thông tin về đơn vị kinh doanh | 2. Thông tin về người lái xe |
Đơn vị vận tải: | Họ tên lái xe: |
Địa chỉ: | Giấy phép lái xe số: |
Số điện thoại liên hệ: | Số điện thoại liên hệ: |
3. Thông tin về người thuê vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) |
4. Thông tin về hợp đồng vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải) |
Tên người thuê vận chuyển: | Số hợp đồng: |
Địa chỉ: | Ngày….tháng…..năm….. |
5. Thông tin về chuyến đi | 6. Thông tin về hàng hóa |
Tuyến vận chuyển: | Tên hàng hóa: |
Điểm xếp hàng: | Khối lượng hàng hóa: |
Điểm giao hàng: | Thông tin khác: |
Thời gian vận chuyển dự kiến: | |
Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ) | |
Tổng số km dự kiến: | |
7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc | |
Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc | |
8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi | |
Thông tin về xếp hàng lên xe – Xếp lần 1: Địa điểm:………………………. Khối lượng hàng:………….. thời gian:…… Xác nhận của người xếp hàng: …………… – Xếp lần 2: Địa điểm:……………………….. Khối lượng hàng:………….. thời gian:……. Xác nhận của người xếp hàng: …………… |
Thông tin về dỡ hàng xuống xe – Dỡ lần 1: Địa điểm:…………………….. Khối lượng hàng:……… thời gian:……… Xác nhận của người dỡ hàng: ………… – Dỡ lần 2: Địa điểm:…………………….. Khối lượng hàng:……… thời gian:……… Xác nhận của người dỡ hàng: ………….. |
.………, ngày….tháng…năm…. | |
Đơn vị vận tải (Ký tên, đóng dấu (nếu có)) |
Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.
6. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 19006162 hoặc liên hệ email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Mua Hàng Hóa.
Trân trọng./.