Thông tin hữu ích

Sách Pháp luật dân sự – kinh tế và thực tiễn xét xử (tập 1) – Tưởng Duy Lượng

Mua Hàng Hóa trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn sách “Pháp luật dân sự – kinh tế và thực tiễn xét xử (tập 1)” do Trọng tài viên, Luật sư Tưởng Duy Lượng biên soạn. Cuốn sách là nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc.

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Pháp luật dân sự – kinh tế và thực tiễn xét xử (Tập 1)” do Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Tưởng Duy Lượng – nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có bề dày trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, với vốn kiến thức chuyên sâu về lý luận trong lĩnh vực pháp luật dân sự – kinh tế và kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp xét xử các vụ việc dân sự – kinh tế biên soạn.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Pháp luật dân sự -kinh tế và thực tiễn xét xử (tập 1) - Tưởng Duy Lượng

Pháp luật dân sự -kinh tế và thực tiễn xét xử ( tập 1)

Tác giả: Trọng tài viên, luật sư Tưởng Duy Lượng

Nhà xuất bản Tư pháp

 

3. Tổng quan nội dung sách

Dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì những tác động của nó theo chiều hướng tiêu cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Trong môi trường đó, do lợi ích kinh tế trước mắt mà nhiều chủ thể kinh doanh lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật hoặc cố ý làm trái quy định của pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân, từ đó phát sinh các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính – ngân hàng nói riêng ngày càng phức tạp.

Để thuận lợi cho quá trình xử lý và giải quyết các tranh chấp này, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau cả ở pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng, trong đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được chú trọng và bảo đảm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc giải quyết một số tranhc hấp dân sự, kinh doanh, thương mại cũng còn bộc lộ những vấn đề hạn chế về nhận thức và áp dụng pháp luật trong chính những người thực thi pháp luật.

Nhằm góp phần nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật cũng như bản chất các vụ việc, thực tiễn giải quyết tranh chấp và những thiếu sót trong quá trình giải quyết tranh chấp về dân sự – kinh tế, để ngày càng nhận thức áp dụng đúng pháp luật dân sự – kinh tế góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, thương mại, Nhà xuất bản Tư pháp tái bản cuốn “Pháp luật dân sự – kinh tế và thực tiễn xét xử (Tập 1)” của của Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Tưởng Duy Lượng – nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có bề dày trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, với vốn kiến thức chuyên sâu về lý luận trong lĩnh vực pháp luật dân sự – kinh tế và kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp xét xử các vụ việc dân sự – kinh tế.

Cuốn sách này, năm 2008 đã được xuất bản lần đầu với tên gọi “Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự”. Năm 2009, cuốn sách được tái bản lần thứ nhất với tên sách được thay đổi là: Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử nhằm thể hiện rõ hơn nội dung cuốn sách. Để hoàn thiện hơn nữa về nội dung, cũng như đề cập thêm một số thông tin mới của pháp luật về đường lối xử lý các tranh chấp trong giao dịch dân sự, đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến chính sách cải tạo của Nhà nước, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà…, đồng thời, đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc, Nhà xuất bản tiếp tục tái bản lần thứ hai, thứ ba và thứ tư cuốn sách với việc bổ sung thêm một số nội dung mới.

Sau khi Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01-01-2017, nhiều nội dung mới đã được sửa đổi, bổ sung. Trong lần tái bản thứ năm vào cuối năm 2018, tác giả đã chỉnh lý nhiều nội dung cho phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015, đồng thời bổ sung thêm các nội dung về giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, giao dịch có điều kiện, giải thích giao dịch, về bảo vệ người thứ ba ngay tình và thực tiễn giải quyết, về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật,

Nội dung cuốn sách bao gồm các bài viết sau:

1. Bàn về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Một số vấn đề về phạm vi bảo đảm, các nghĩa vụ bảo đảm, tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

3. Bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

4. Những nội dung cơ bản về biện pháp bảo đảm là cầm cố tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015

5. Thế chấp tài sản – Một biện pháp bảo đảm thông dụng và những vấn đề cần lưu ý

6. Tài sản thế chấp và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp – Những vấn đề cần lưu ý

7. Một số vấn đề cơ bản về biện pháp bảo đảm bằng đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp trong Bộ luật Dân sự năm 2015

8. Một số vấn đề cơ bản về biện pháp bảo đảm bằng hình thức bảo lưu quyền sở hữu

9. Bảo lãnh – Một biện pháp bảo đảm quan trọng và đôi điều lưu ý

10. Thử bàn về nội hàm khái niệm bảo lãnh tại khoản 01 Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015

11. Có được bảo lãnh bằng tài sản cụ thể và việc bảo lãnh quyền sử dụng đất?

12. Cầm giữ tài sản – Một biện pháp bảo đảm mới

13. Hợp đồng tín dụng và đôi điều lưu ý

14. Những sai lầm đáng tiếc của Tòa án hai cấp trong bản án kinh doanh, thương mại

15. Có được thỏa thuận phạt nhiều lần về một vi phạm, thỏa thuận lãi chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng hay không?

16. Một quyết định giám đốc thẩm đã góp phần định hướng một đường lối giải quyết

17. Các vi phạm khi ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm và sai sót trong quá trình xét xử

18. Quyết định của bản án sơ thẩm có nhiều sai sót không thể thi hành được​

Dưới đây, Mua Hàng Hóa trích đoạn nội dung tác giả trình bày trong cuốn sách về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự để bạn đọc tham khảo:

2.2. Các sửa đổi, bổ sung dẫn đến nhận thức khác nhau về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự được quy định trong bộ luật

Có lẽ có hai sửa đổi, bổ sung có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, giải thích khác nhau về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.

Tại điều 1 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.

Như vậy, Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2005 đã xác định chủ thể có sự theo nghĩa rộng gồm cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác. Chủ thể khác chính là các tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Tuy nhiên, tại Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.

Như vậy, Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ đề cập tới hai chủ thể là cá nhân, pháp nhân và bỏ cũng từ chủ thể khác, tức không để cập đến tổ chức không có tư cách pháp nhân trong Điều 1.

Điều 106, Khoản 1 Điều 107, Khoản 1 Điều 111, khoản 1 Điều 113 Chương V về hộ gia đình, tổ hợp tác của Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định theo hướng mặc định:

“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, Lâm, ngư nghiệp không số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” – Điều 106;

Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lễ chung của hội. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.

Chủ hộ có thể vì quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện cho hộ trong quan hệ dân sự”- Khoản 1 Điều 107;

“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi mà còn chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền- Khoản 1 Điều 111;

“Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng sao các tổ viên cửa ra.

 Tổ trưởng tổ hợp tác có thể vì quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ – khoản 1 Điều 113.

Tuy nhiên, tại Điều 101 Chương VI về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự có vấn đề dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung bằng quy định:

…..”

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách là nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc, trước hết là các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên luật, Luật sư, thương nhân và cán bộ thuộc hệ thống cơ quan tư pháp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng pháp luật xử lý tranh chấp về dân sự – kinh tế; đồng thời giúp người dân, tổ chức có thêm vốn kiến thức về pháp luật trong quá trình tham gia các giao dịch về dân sự, kinh tế, có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Pháp luật dân sự -kinh tế và thực tiễn xét xử (tập 1)“.

Related Articles

Back to top button